Cây quất là loài cây cảnh được ưa chuộng trong dịp Tết. Ở miền Nam, cây quất còn được gọi là cây tắc, ở Tây Nam bộ được gọi là hạnh. Quất cảnh có tên khoa học là Citrus japonica, là loài cây bản địa ở khu vực Đông Á. Đây là loại cây không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt Nam. Quất cảnh là loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa tài lộc, cây càng xanh tốt, quả to mọng thì sự sung túc và thịnh vượng càng nhiều. Quất cảnh là loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa tài lộc. Cây quất tương đối dễ trồng, ra hoa quanh năm và được trồng quanh năm. Nó sinh trưởng nhanh, phân nhiều cành, tán lá đa dạng, lá ngắn đuôi lá tròn, tinh dầu trên lá có mùi thơm như cam, chanh. Ngoài tác dụng làm cảnh, quả quất có nhiều giá trị dinh dưỡng, trong đông y còn hay dùng quả quất như một vị thuốc chữa các chứng bệnh do lạnh gây ra như viêm họng, lạnh bụng, cảm... Bên cạnh đó, quả quất còn được dùng để làm mứt hoặc được sử dụng như một gia vị tạo độ chua cho các món ăn. Cây quất cảnh đẹp thì lá phải to, đậm, quả bóng mượt, đều quả, nhiều lộc non. Một cây quất cảnh đẹp hoàn hảo phải hội tụ đủ các yếu tố: lá phải to, xanh đậm và bóng mượt, quả quất phải đều, căng mọng, nhiều nụ, lộc non. Truyền thuyết về cây quất ngày Tết Tương truyền rằng ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có 3 người bạn chơi rất thân với nhau. Quân thích võ nghệ, đao kiếm, Mộc thích nuôi trồng, tìm hiểu về thiên nhiên, Thư thích văn thơ, nhạc họa. Trong đó, Quân là người có hoàn cảnh khó khăn nhất, lại bị câm điếc từ nhỏ, thế nhưng lại có tài võ thuật, vì vậy người ta đặt biệt danh cho cậu là “Quất roi”. Hình ảnh cây quất ngày Tết tuyệt đẹp. Vài năm sau đó, đất nước bị giặc xâm lăng, dù cả nước đã liên thủ đoàn kết với nhau để chống giặc ngoại xâm nhưng vì kẻ thù quá mạnh nên không dễ dàng đối phó. Lúc đó, Quất roi muốn ra trận đánh giặc, nên đã nhờ hai người bạn của mình để nói rõ tâm ý của mình cho tướng lĩnh biết. Sau khi xin được ra trận, Quất roi giao đấu với kẻ thù suốt 3 ngày liền và giành được chiến thắng. Sau khi trở về, Quất roi được nhà vua ban thưởng cho 1 giống cây quý và dặn dò rằng: "Nếu muốn sung túc phú quý, thì hãy hái quả xuống, nếu muốn xua đuổi tai ương, hãy bẻ cành mà trồng xuống đất”. Năm sau, làng Quất roi bị tuyết phủ kín, trời lạnh thấu xương, hoa màu, động vật và ngay cả con người đều lâm vào tình trạng lầm than. Thấy vậy, Quất roi liền nghe theo lời ông tiên liền bẻ cành của cây thần, để trồng ở nhiều nơi khác nhau. Quả nhiên, lúc đó trời quang hẳn, thời tiết hết lạnh giá, cây cối, mọi sinh vật như được hồi sinh, phát triển mạnh mẽ. Sau này, mỗi độ xuân về, mọi người lại mang giống cây đó trồng trước nhà với hi vọng cầu bình an, phú quý và cũng để tưởng nhớ đến Quất roi, mọi người gọi giống cây đó là Quất. Theo Khoa Hoc