Đây là một trong những sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Nó nằm trong Khu bảo tồn rừng quốc gia hồ Fish ở Utah, Hoa Kỳ và là một cây dương có tên là Pando. Các cây dương chúc sinh sản thông qua một quá trình khá đặc biệt, nó không giống nhiều loài thực vật khác mà thường sinh sản vô tính. Theo đó, các cá thể cây non sẽ nảy mầm ngay trên nhánh phụ của bộ rễ cây gốc. Khi một cây dương chúc chết đi thì sẽ có ngay một cây mới hình thành gần đó. Cứ như thế dương chúc đã tạo ra một quần thể đông đúc và trông giống hệt nhau. Nhìn từ phía trên, trông chúng như những cá thể độc lập, tuy nhiên cụm cây lại sử dụng cùng một hệ thống rễ. Do lớn lên từ 1 bộ rễ chung, nên các nhà khoa học coi Pando là một sinh vật sống duy nhất. Quần thể cây dương chúc. Những cây dương này được gọi là cây dương "run rẩy", hay còn có tên gọi khác là cây dương Mỹ, cây dương vàng hay "người khổng lồ run rẩy". Điều đáng kinh ngạc nhất là tổng cộng hơn 47.000 cây dương "run rẩy" này có diện tích 0,42km2 và nặng 5,9 triệu kg đều được xuất phát từ chung một gốc và chúng đều sử hữu chung một gene và tạo ra một khu rừng vô tính có lịch sử hơn 80.000 năm tuổi. Ngoài ra thì nó còn được biết đến như một sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Quần thể cây dương này được biết đến như một sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Nhưng có một thực tế là sinh vật lâu đời nhất thế giới này lại bị thiếu sự đa dạng di truyền và theo đó là nó đang dần chết đi. Sau khi nghiên cứu những cây dương run rẩy, một nhóm do Paul Rogers, phó giáo sư tại Đại học bang Utah, dẫn đầu đã phát hiện ra rằng 80% số lượng cây dương đã và đang gặp nguy hiểm. Thủ phạm vẫn là nhưng ảnh hưởng từ sự phát triển và mở rộng khu vực hoạt động của con người. Các nhà nghiên cứu đã đo sức khỏe từng bộ phận của Pando bằng cách tính toán số lượng cây sống và chết, số cành và thân cây mới được sinh ra cũng như phân của động vật trong khu vực. Kết quả cho thấy những con nai có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của khu rừng. Chúng thường có thói quen ăn những chồi non và những cây dương non mới mọc và khiến cho khu rừng ngày càng trở nên già cỗi vì cây non không thể sinh trưởng và phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc những cây dương cũ sẽ dần chết đi và không thể sinh thêm cây non nào nữa. Khu vực này là thiên đường của các loài hươu nai. Tại sao điều này tới giờ mới xảy ra? Câu trả lời vẫn là do ảnh hưởng đến từ con người. Đầu thế kỷ 20, con người đã giết chết số lượng lớn những loài thiên địch của nai như sói và gấu xám ở khu vực này và biến nơi đây thành khu vực cắm trại và biến đây thành thiên đường của các loài hươu nai. Điều đó đã góp phần vào việc số lượng hươu nai tăng liên tục tăng, thân rễ non của cây dương run rẩy theo đó mà bị tàn phá, vì vậy hầu hết khu rừng hiện nay không còn cây non hay cây dương thuộc độ tuổi "trung niên", tất cả những gì còn lại là những cây dương đã già cỗi. So sánh các bức ảnh chụp từ trên không ở khu vực này trong 72 năm qua cũng xác nhận điều này là hoàn toàn đúng. Kết quả cho thấy, các khu vực Pando phát triển đang dần bị thu hẹp lại trong vòng nhiều thập kỷ trở lại đây. Chính xác hơn là trong 30 - 40 năm gần nhất, khả năng sinh sản của Pando đã không còn đủ nhanh để thay thế những cây to đã chết, và cũng không đủ để chống lại tốc độ tàn phá của các loài ăn cỏ. Và cuối cùng thì cuộc giải cứu cho sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất này đã bắt đầu. Mọi người dựng hàng rào vây quanh một phần vùng đất này vào năm 2013 và không cho phép hươu nai tiến lại gần để tàn phá những cây non. Chỉ trong vài năm, hàng ngàn thân cây mới đã phát triển chiều cao lên tới 3,6 đến 4,5 mét. Nhưng ở một nửa nơi không có hàng rào, tình hình tồi tệ vẫn tiếp tục diễn ra. Một thời gian sau đó thì tình hình cũng không được khả quan hơn bởi những khu vực có rào cũng dần bị tàn phá, ước tính cho thấy có khoảng 30% khu diện tích rào bị tàn phá bởi những con nai đã học được cách phi qua rào dù ở độ cao 2,4 mét. Các nhà khoa học đã đưa ra một số giải pháp để bảo vệ cây dương như dùng thợ săn để giảm bớt số lượng động vật ăn cỏ, dùng thiên địch nhưng dường như không được cộng đồng chấp thuận vì sẽ xảy ra nhiều vấn đề về cân bằng hệ động vật bản địa. Hiện tại, các nhà khoa học đang tìm một phương án khác đó là… lập hàng rào. Tuy nhiên, đây chưa phải là giải pháp tối ưu nhất vì nhiều loài động vật ăn cỏ vẫn có thể bật nhảy rất cao qua hàng rào. Dường như các hoạt động của con người đã có tác động rất lớn đến thiên nhiên. Một hành vi dường như phổ biến như săn bắn, giết sói và gấu xám, gần như đã giết chết sinh vật lâu đời nhất thế giới này. Còn nạn phá rừng và hủy hoại môi trường sống hoang dã thì sao? Bao nhiêu cuộc sống sẽ chết vì sự mở rộng của con người? Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa thể tìm được biện pháp tối ưu nào để có thể cứu được "sinh vật" này khi nó đang dần già đi. Theo Trí Thức Trẻ / Khoa Học