Câu chuyện về ngôi làng có tới 300 người sống thọ trăm tuổi cuối cùng đã khiến các nhà khoa học vào cuộc. Nghiên cứu cho thấy rau gia vị này chính là "dược thiện" giúp sống thọ. Ngôi làng nhỏ có tới 300 người sống thọ trăm tuổi Mới đây, lần đầu tiên, một nhóm các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế đã đến ngôi làng ven biển có tên là Acciaroli, vùng Pollica, tỉnh Salerno, thuộc Campania, nước Ý để điều tra dân số và có được những kết quả vô cùng bất ngờ. Acciaroli nằm giữa núi và biển, chỉ có vài nghìn cư dân trong làng, nhưng có tới khoảng 300 người sống đến 100 tuổi, và một số thậm chí còn sống thọ hơn (tính cả những người có thể vừa qua đời). Đây là một tỷ lệ đáng kinh ngạc, trong khi chỉ có 0,02% dân số tại Hoa Kỳ có thể sống đến 100 tuổi. Tuổi thọ, sức khỏe tinh thần và thể chất của những người này được cho là kết quả đến từ sự yêu thích phong cách ẩm thực và thực phẩm Địa Trung Hải. Hương thảo là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi được cho là yếu tố liên quan đến tuổi thọ của người dân. Trong những nghiên cứu cho thấy, người Hy Lạp cổ đại tin rằng cây gia vị có tên là Hương thảo (Rosemary) có thể giúp tăng cường trí nhớ. Học sinh thường đeo vòng hoa hương thảo để cải thiện trí nhớ trong các kỳ thi. Hương thảo còn có tên khác là Mê điệt hương, tên khoa học là Rosmarinus officinalis, là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi được cho là yếu tố liên quan đến tuổi thọ của người dân. Giá trị ẩm thực và dược liệu của hương thảo Lá hương thảo tươi hay khô đều được dùng làm gia vị trong chế biến ẩm thực, phổ biến ở phương Tây, đặc biệt là ở các nước Châu Âu. Cành cây được sử dụng làm que xiên trong các món nướng, lá được thêm vào các món nướng, áp chảo. Đặc biệt thích hợp khi khử mùi các loại thịt đỏ. Các món thuần Âu như cừu nướng áp chảo, đút lò, nướng nguyên tảng, đến cừu hầm đều có thể sử dụng hương thảo. Các loại thịt trắng, các loại rau củ quả cũng có thể sử dụng hương thảo cho ra các món rất thơm ngon. Ở Việt Nam, hương thảo còn dùng cho món luộc, sốt, nấu, hấp. Theo nghiên Đông y, hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và thông máu. Dùng với liều thấp, có thể gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng và kích thích sự tiết dịch dạ dày và ruột; lợi tiểu. Không nên dùng với liều cao vì có thể gây co thắt và chóng mặt. Tinh dầu hương thảo được cho là có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu. Người ta biết được tác dụng của hương thảo là do sự có mặt của acid rosmarinic và các flavonoid, có những tính chất chống oxy hóa nhờ chứa acid rosmarinic. Hương thảo còn được biết với công dụng giúp con người tư duy và ghi nhớ tốt hơn. Nhóm hợp chất terpene trong tinh dầu hương thảo ngăn chặn sự phân hủy của acetylcholine (C7H17NO3) – một chất truyền dẫn thần kinh. Acetylcholine tham gia vào quá trình truyền dẫn xung thần kinh trong cơ thể, chất này tồn tại càng lâu thì khả năng ghi nhớ, tư duy của con người càng tăng. Ở châu Âu người ta cũng dùng lá hương thảo làm thuốc xoa trị thấp khớp và đau nửa đầu. Nước hãm (nấu một nắm lá trong ½ lít nước) dùng rửa các vết thương nhiễm trùng, lâu khỏi. Hương thảo còn được biết với công dụng giúp con người tư duy và ghi nhớ tốt hơn. Nếu bạn trồng một cây hương thảo và ăn một lượng vừa đủ hàng ngày như rau gia vị, có thể thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể. Thêm hương thảo vào thịt có thể làm giảm sự giải phóng 60- 80% amin dị vòng gây ung thư. Trang Daily Mail của Anh đưa tin rằng, một nhóm người về hưu thường sử dụng hương thảo, không chỉ sống rất lâu mà còn có ít người mắc bệnh tim, bệnh Alzheimer và các bệnh thông thường khác. Trong ẩm thực Địa Trung Hải truyền thống, lá hương thảo thường được thêm vào để tăng hương vị của thức ăn. Hiệu quả của hương thảo từ lâu đã được tổ tiên loài người biết đến. Theo báo cáo nghiên cứu, hương thảo còn có thể cải thiện chức năng tuyến giáp, giúp tiêu hóa, kích thích mọc tóc, tăng cường tâm trạng và giảm lo âu. Những gì người Hy Lạp từ lâu đã biết đến hiệu quả của hương thảo thì gần đây đã được xác nhận bởi các kết quả nghiên cứu. Hương thảo chứa một thành phần bảo vệ não khỏi các gốc tự do. Hoạt chất này, được gọi là Carnosic Axit (CA), bảo vệ não khỏi độc tố hoặc các gốc tự do khỏi các bệnh thoái hóa thần kinh, dẫn đến đột quỵ và bệnh Alzheimer. Nghiên cứu của Viện Ung thư Slovakia xác nhận rằng, axit caffeic và axit rosmarinic trong hương thảo là 2 chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả, giúp giảm viêm, hen suyễn, bệnh gan hoặc tim. Hương thảo giúp bảo vệ DNA khỏi tổn thương gốc tự do và có thể ngăn chặn sự hình thành ung thư. Lá hương thảo thường được thêm vào để tăng hương vị của thức ăn. Giá trị dinh dưỡng của hương thảo Hương thảo hiện được công nhận là một loại cây có hoạt tính chống oxy hóa cao. Vào cuối những năm 1960-1970, các nhà khoa học Đức và Nhật Bản đã phân lập các chất chống oxy hóa từ cây hương thảo. Năm 1981, Viện Thực vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã giới thiệu thành công chiết xuất dầu thơm từ thân và lá cây hương thảo bằng phương pháp chiết xuất C02 để chiết xuất chất chống oxy hóa. Các thành phần chống oxy hóa trong hương thảo chủ yếu là axit Carnosic, Carnosol, rosmarin, axit ursolic, axit rosmarinic và các loại tương tự. Những tác dụng đặc biệt khác của cây hương thảo 1. Dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe Loại bỏ chứng đầy hơi, tăng cường trí nhớ, tăng cường cảm xúc, thức tỉnh trí não, giảm đau đầu và cải thiện chứng rụng tóc. Ngoài ra, hương thảo cũng rất hiệu quả cho người bị cảm lạnh, đầy hơi và béo phì. Hương thảo là một loại cây có hoạt tính chống oxy hóa cao. 2. Tỉnh táo đầu óc Trà hương thảo có mùi hương sảng khoái giúp tăng cường chức năng não. Những học sinh, sinh viên cần sử dụng nhiều đến việc ghi nhớ trong học tập và thi cử thì có thể uống trà hương thảo như một loại nước bổ trợ. 3. Hạ đường huyết Hương thảo giúp cải thiện ngôn ngữ, thị giác và thính giác, tăng sự chú ý, điều trị đau thấp khớp, tăng cường chức năng gan, hạ đường huyết, giúp điều trị xơ cứng động mạch và giúp trẻ hóa sức mạnh của chân tay. 4. Thúc đẩy tuần hoàn máu Hương thảo có tác dụng làm se da mạnh mẽ, điều tiết da nhờn và loại bỏ tạp chất tiết ra bám trên da, từ đó mang lại tác dụng làm sạch da, thúc đẩy lưu thông máu và kích thích tái tạo tóc. Theo Trí Thức Trẻ