Các nhà khoa học Áo đã phân tích loại "lá ngày mai" mà tương truyền các samurai Nhật Bản ăn mỗi khi bị thương và phát hiện một hợp chất "trường sinh bất lão" đáng ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Graz (Áo) đã phát hiện một hợp chất có tên 4,4’-dimethoxychalcone (DMC), một "thần dược" trường sinh bất lão, trong lá của cây angelica keiskei koidzumi, mà người Nhật thường gọi là "ashitaba", tức "lá ngày mai". Đúng như tên gọi mà người ta đặt cho nó, DMC trong "lá ngày mai" ashitaba đã vượt qua thử nghiệm bảo vệ các tế bào của nấm men, giun và ruồi giấm khỏi sự lão hóa. Đây là quy trình quan trọng để duy trì sức khỏe khi cơ thể ngày càng lão hóa. Nếu tế bào không thể hoạt động hiệu quả để loại bỏ những thành phần đã bị hư hỏng thì lâu dần, những thành phần này tích tụ có thể gây nhiều bệnh, trong đó có bệnh ung thư. Kết quả đạt được là 4,4'-dimethoxychalcone bảo vệ tế bào men nở khỏi tác động của lão hóa và thậm chí còn hiệu quả hơn thành phần có tác dụng tương tự có trong vỏ quả nho. Sau đó các nhà khoa học đã thử nghiệm 4,4'-dimethoxychalcone trên tế bào ruồi giấm và sâu. Những con ruồi giấm và sâu được thử nghiệm với 4,4'-dimethoxychalcone đều có tuổi đời kéo dài thêm 20%. Trong thử nghiệm khác, 4,4'-dimethoxychalcone hỗ trợ bảo vệ tế bào tim chuột trong quá trình tự thực của tế bào. Bên cạnh đó, 4,4'-dimethoxychalcone còn “chứng tỏ” được khả năng chống chọi được với tổn thương gan do nhiễm độc cồn. "Lá ngày mai" ashitaba chứa hợp chất "trường sinh bất lão" DMC - (ảnh minh họa từ internet). Nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm hợp chất này trên chuột và phát hiện chúng có thể giúp trái tim các con chuột tự làm sạch tế bào hư hỏng và tái tạo tế bào mới. Theo giáo sư Frank Madeo, người đứng đầu nghiên cứu, quá trình làm sạch đó chính là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt khi tuổi dần cao, từ đó giúp kéo dài sự sống, đánh bật các dấu hiệu tuổi già. Khi các tế bào không thể loại bỏ kịp thời và hiệu quả các phần bị hư hỏng, chúng có thể tích tụ và dẫn đến nhiều bệnh, bao gồm ung thư. Họ còn phát hiện DMC phát huy khả năng bảo vệ cơ thể khỏi một loại tổn thương gan do nhiễm độc rượu. Thử nghiệm được tiếp nối với các tế bào của người và cũng phát huy tính năng giúp làm chậm quá trình lão hóa. Ashitaba là một loài thực vật đặc hữu của khu vực các bán đảo Bōsō, Miura, Izu. Theo giáo sư Madeo, họ sẽ tiếp tục mở rộng các thử nghiệm trên chuột và sau đó là thử nghiệm lâm sàng trên người, cũng như chỉ ra được cách thức hữu hiệu nhất để tiếp cận và hưởng lợi từ các hợp chất tốt trong cây ashitaba. Ashitaba là một loài thực vật có hoa thuộc họ cà rốt, là loài đặc hữu của khu vực các bán đảo Bōsō, Miura, Izu và quần đảo Izu, thuộc Nhật Bản. Từ lâu, nhiều người dân đã tin rằng đây là loài cây tốt cho sức khỏe nhiều mặt, thông qua khả năng giúp cơ thể mau phục hồi chấn thương mà các samurai đã ứng dụng. Vì vậy, người ta đang cố gắng đem trồng loài cây này ở nhiều vùng khác ngoài khu vực sinh trưởng tự nhiên của chúng. Theo NLĐ / Khoa Học