Tại Trung Quốc – quê hương của cây kỷ tử, loại kỷ tử màu đen là giống cây kinh tế quan trọng của nhiều vùng như Cam Túc, Thanh Hải, Tân Cương, Ninh Hạ. Trước kia, những địa phương này vốn nổi tiếng có môi trường sống khắc nghiệt. Bên cạnh đó, do hạn chế về điều kiện địa lý, những nơi này rất khó xây dựng nông trường, thực vật gần như hiếm có cơ hội sinh trưởng tại đây. Cuộc sống của người dân địa phương vì vậy mà vô cùng nghèo khó. Đây là 1 trong những loại trái cây hiếm hoi có thể ăn được ở sa mạc. Kỷ tử đen có giá trị rất cao. Mãi cho tới khi cây kỷ tử đen được phát hiện, những vùng đất khắc nghiệt này mới có cơ hội “hồi sinh”. Giống cây này thường sinh trưởng tại những vùng đất “chết”, dù đó là hoang mạc hiếm có mưa hay nơi không có người sinh sống. Trong quá trình chăm sóc, cây kỷ tử đen không cần quá nhiều dưỡng chất. Cây sẽ tự động vươn dài rễ để tìm nguồn nước, vô hình trung bảo vệ đất màu khỏi tác động của mưa bão và gió lớn. Đúng như tên gọi, quả của chúng có màu đen bóng và không được đẹp mắt như kỷ tử đỏ. Nhưng trong trường hợp bạn bị lạc trong sa mạc thì đây chính là loại quả “cứu đói” thần kỳ. Chúng cũng là 1 trong những loại trái cây hiếm hoi có thể ăn được ở sa mạc. Tại Trung Quốc, quả kỷ tử đen có giá trị rất cao. Bên cạnh giá trị về mặt dinh dưỡng, chúng còn có tác dụng y dược. Do đó, giá kỷ tử đen cao hơn nhiều so với kỷ tử đỏ, 1 kg có thể lên đến 200 NDT, tương đương 709.000 đồng/kg. Theo Dân Việt / Khoa Học