Các nhà nghiên cứu cho rằng, cây cần sa có thể đã phát triển cách đây hàng triệu năm trước. Các tài liệu có niên đại từ thời trung cổ cho thấy con người đã đưa ra giả thuyết về nguồn gốc địa lý của cần sa đến từ Ả rập, Ấn Độ hoặc Trung Quốc từ những năm 930 sau Công Nguyên. "Mặc dù có một tài liệu đồ sộ nổi lên trong ba thập kỷ qua, nhưng việc phân loại cần sa và trung tâm nguồn gốc của nó vẫn còn đang được tranh luận", nhà nghiên cứu John McPartland từ Đại học Vermont giải thích trong một báo cáo mới. Cây cần sa có nguồn gốc khá bí ẩn. Để khắc phục tình trạng thiếu những bằng chứng hoá thạch, các nhà khoa học đã chuyển sang tìm kiếm phấn hoa của cần sa; những hạt phấn này được nghiên cứu đầu tiên từ những năm 1930 để giúp tìm ra lịch sử lâu dài của cây. Nhiều nghiên cứu về phấn hoa hóa thạch đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ kể từ đó, giúp xác định các ghi chép cổ xưa về cây trồng trên khắp châu Á và các nơi khác, bao gồm cả việc lưu ý nơi nào phát triển tốt nhất. "Cần sa phát triển mạnh ở thảo nguyên - một môi trường sống cởi mở", các nhà nghiên cứu viết. Trong nghiên cứu mới, McPartland và nhóm của ông đã sàng lọc 155 nghiên cứu phấn hoa hóa thạch hiện tập trung ở châu Á. Một trong những khó khăn với dữ liệu là nhiều nghiên cứu cho thấy hạt phấn cần sa với những hạt từ thực vật thuộc chi Humulus trông giống nhau, do cả hai phân tách từ khoảng 28 triệu năm trước. Để giải quyết các vấn đề nhận dạng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật thống kê đặc biệt, trong đó họ phân biệt rõ ràng các hạt phấn dựa trên các loài thực vật phổ biến khác trong khu vực. Dựa trên bằng chứng, các kết quả cho thấy nguồn gốc địa lý có khả năng nhất của cần sa. Nhóm nghiên cứu cho rằng, cần sa lan rộng về phía tây, đến Nga và châu Âu khoảng 6 triệu năm trước và về phía đông, đưa nó đến miền đông Trung Quốc khoảng 1,2 triệu năm trước. Theo Dân Trí / Khoa học